Các địa điểm Cánh đồng Chum

Có tổng cộng hơn 90 địa điểm đã được phát hiện tại tỉnh Xiengkhuang. Mỗi một địa điểm có từ một cho đến bốn trăm chum đá. Chúng khác nhau về chiều cao và đường kính từ 1-3 mét, và tất cả đều được đẽo từ đá. Chum đá có hình trụ với đáy lớn hơn miệng.[2] Chúng không được trang trí ngoại trừ một cái chum ở cụm số 1. Đó là một cái chum có hình ảnh phù điêu của một người ếch được chạm khắc bên ngoài. Hình ảnh này khá giống với bức tranh trên đá tại Hoa Sơn, tỉnh Quảng Tây. Đó là hình ảnh của một người giơ hai cánh tay lên, đầu gối gập có niên đại từ năm 500 trước công nguyên.

Vì hầu hết chum đều có miệng nên người ta cho rằng, chúng ban đầu đều có nắp đậy, mặc dù rất ít chum có nắp được thấy. Điều này có thể suy đoán rằng, nắp được làm từ vật liệu dễ hỏng. Tại một số nắp đá được chạm khắc động vật mô tả khỉ, hổ và ếch như tại Ban Phakeo (Cụm 52).

Các cô gái Hmong leo lên chum tại Cụm 1